Di sản văn hóa

TỌA ĐÀM: “LỊCH SỬ SÀI GÒN – TP.HCM: NHÌN TỪ DI SẢN ĐÔ THỊ”

18/12/2023 05:03

Sáng ngày 18 tháng 12 năm 2023, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã tổ chức tọa đàm “Lịch sử Sài Gòn – TP.HCM: Nhìn từ di sản đô thị” với diễn giả là TS.Nguyễn Thị Hậu – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM.

Tham dự tọa đàm có TS. Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Ông Lê Thanh Nghĩa – Chủ tịch Hội Cổ vật TP.HCM, đại diện các bảo tàng trong Thành phố, cơ quan ban ngành cùng đông đảo các bạn yêu di sản, các Giảng viên, các bạn sinh viên đến từ các trường Đại học trên địa bàn Thành phố như: Trường Đại học KHXHNV-ĐHQG TP.HCM, trường Đại học Văn hóa TP.HCM, trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM, trường Đại học Tài chính Marketing…

TS.Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phát biểu khai mạc tọa đàm

Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm và xa hơn thế là một trầm tích cổ sử hàng ngàn năm. Thành phố là nơi lưu giữ nhiều di tích, di sản có giá trị văn hóa lớn. Nơi đây là sự hòa quyện giữa văn hóa dân tộc truyền thống và văn hóa phương Tây hiện đại. Đồng thời, thể hiện sự đa dạng và đặc sắc về lịch sử văn hóa của vùng đất phương Nam qua sự giao thoa, tiếp biến văn hóa từ nhiều lớp cư dân của các tộc người sinh sống, đến định cư tại vùng đất này: người Kinh, Hoa, Chăm và  Khơ Me...

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 188 di tích đã được xếp hạng, gồm: 02 Di tích quốc gia đặc biệt, 58 Di tích quốc gia, 128 Di tích cấp Thành phố. Trong số đó, loại hình di sản đô thị là nơi lưu giữ dấu ấn và ký ức gắn với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.  Tuy nhiên, với cơn lốc “đô thị hóa”, nhiều di tích đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại hoặc xóa sổ. Nhiều công trình di sản đã bị hư hỏng, bị phá bỏ (như Thương xá Tax), từng bị lên kế hoạch phá bỏ (như Dinh Thượng Thơ), một số di tích từng bị lấn chiếm, xâm hại như Di tích cấp quốc gia Lò gốm cổ Hưng Lợi (quận 8)...Bài toán được đặt ra là làm thế nào để để giải quyết hài hòa bài toán giữa bảo tồn di sản đô thị và phát triển kinh tế? Bởi bảo tồn chính là một phương thức đặc biệt để phát triển bền vững.

TS. Nguyễn Thị Hậu trình bày tại tọa đàm

Tại tọa đàm, TS.Nguyễn Thị Hậu đã trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Sài Gòn – TP.HCM, các loại hình di sản đô thị, câu chuyện bảo tồn di sản đô thị qua mối quan hệ giữa kiến trúc và cảnh quan xung quanh, sự dung hoà giữa bảo tồn và phát triển. Bên cạnh đó, ngoài vai trò quan trọng của chính quyền và nhà đầu tư trong việc quyết định gìn giữ những công trình di sản, việc bảo tồn di sản đô thị cần có sự lên tiếng của các nhà nghiên cứu, cộng đồng để chung tay, khẳng định giá trị của di sản ở Thành phố.

Một số hình ảnh tại tọa đàm:

 

 

 

 

Tường Vy - Bảo tàng Lịch sử TP.HCM
Tags:
Tin mới hơn
Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 11872404