Thư viện

Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thiếu nhi

15/04/2011 02:25

Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là thư viện phục vụ các yêu cầu nghiên cứu, tham khảo của đông đảo bạn đọc, trong đó thanh thiếu niên và trẻ em - là một trong những đối tượng quan trọng, đặc biệt là trẻ em khiếm thị và trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đến được Thư viện. Thư viện luôn dành phần ưu tiên và có nhiều đổi mới, cải tiến nhằm phục vụ tốt hơn, thu hút ngày càng đông hơn trẻ em đến với Thư viện.

1. Thư viện Thiếu nhi Lý Tự Trọng được đầu tư, nâng cấp thành Thư viện Thanh - Thiếu niên:

Thư viện thiếu nhi Lý Tự Trọng ra đời từ sự hợp tác giữa Thư viện Khoa học Tổng hợp và Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh với mục đích phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của các em nhỏ từ 05 - 15 tuổi. Với 10 máy tính nối mạng LAN và Internet, bàn, ghế, tủ, kệ, giá sách mới, mỗi lượt có thể đón hàng trăm bé đến đọc sách và là cơ sở được trang bị đầy đủ phương tiện truyền thông về các lĩnh vực... Năm 2010, Thư viện được đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm khoảng 100 m2 dành làm phòng đọc cho các em và đổi tên thành Thư viện Thanh - Thiếu niên.

Vốn tài liệu hiện có: Sách: 3.811 nhan đề/6.419 cuốn; Đĩa CD: 244 nhan đề/265 đĩa; Băng Video: 111 nhan đề/115 cuốn.

Các loại hình hoạt động: Đọc sách, hướng dẫn sử dụng Internet, xem phim hoạt hình, kịch theo sách, kể chuyện sách, triển lãm, tổ chức các trò chơi và sinh hoạt nhóm: nghe nói chuyện, giao lưu văn hóa, văn nghệ, vẽ tranh theo sách, các hoạt động sáng tạo khác như tập làm các sản phẩm bằng thủ công, đọc sách cho các em khiếm thị. Ngoài ra còn tổ chức sinh hoạt các chuyên đề, luân chuyển sách đến phục vụ tại các trường tiểu học cơ sở vùng sâu, vùng xa, bệnh viện nhi đồng; bình quân mỗi năm thu hút hơn 28.341 lượt em với hơn 64.529 lượt tài liệu luân chuyển.

2. Xe Thư viện số lưu động:

Với 09 máy vi tính, 01 sever chứa cơ sở dữ liệu điện tử, 01 máy in, 01 laptop, 01 Projector, 02 tivi 25 inches, 02 đầu DVD, máy đọc, máy cassette, 01 máy phát điện và dịch vụ Internet vô tuyến do mạng của công ty Điện thoại TP. Hồ Chí Minh cung cấp; khu vực đọc báo, tạp chí, xem phim được bố trí ngoài xe. Thư viện số lưu động hiện đang phục vụ 25 đợt/năm tại các vùng sâu, vùng xa (mỗi đợt từ 05 - 07 ngày); đã mang thông tin đến cho những người ít có cơ hội sử dụng tài liệu và công nghệ thông tin; khuyến khích mọi người làm quen với việc sử dụng công nghệ, tìm kiếm thông tin có ích cho cuộc sống; bình quân mỗi năm thu hút hơn 50.151 lượt em với hơn 69.799 lượt tài liệu luân chuyển.

3. Phục vụ trẻ em khiếm thị:

a. Xe Thư viện số lưu động phục vụ trẻ em khiếm thị:

Với 04 trạm máy tính kết nối Internet, các phần mềm ứng dụng, 01 máy in chữ nổi, 01 máy phóng, 18 máy đọc sách nói, 10 máy đọc sách nói bỏ túi, 01 máy nhiệt làm phồng giấy.

Vốn tài liệu gồm:  sáchchữ nổi: 57 nhan đề/220 bản; hình đồ họa nổi: 02 nhan đề/02 bản; sách minh họa nổi cho trẻ em: 69 nhan đề/207 bản; sách nói kỹ thuật số: CD: 295 nhan đề /774 bản; cassette: 76 nhan đề/493 casset.

Hoạt động: Đọc tại chỗ, mượn về nhà, chia sẻ cho các tỉnh thành bạn, tập huấn kỹ năng phục vụ cho cả nước. Bình quân mỗi năm phục vụ 20 chuyến tại các mái ấm, nhà mở, trường khuyết tật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận, thu hút 4.251 lượt trẻ em khiếm thị với 14.391 lượt tài liệu.

b. Phòng Đọc dành cho trẻ em khiếm thị: được trang bị mới bàn, ghế, tủ, kệ,…với các loại máy Victor Reader, Victor Reader Stream, máy CCTV, máy Heater làm phồng giấy, máy in chữ nổi.

Vốn tài liệu có: 396 nhan đề/1.515 bản, với đầy đủ các loại: sách chữ Braille; sách nhạc chữ Braille; sách nói kỹ thuật số; sách hình minh họa nổi; đồ họa nổi; các phần mềm học tập và tra cứu Internet: NDC, Jaws for Windows, MATA…

Dịch vụ: Đọc tại chỗ và cho mượn về nhà. Bình quân mỗi năm thu hút hơn 288lượt bạn đọc, với 1.449 lượt tài liệu.

c. Sản xuất tài liệu phục vụ trẻ em khiếm thị:

Sản xuất sách nói kỹ thuật số: Với sự tài trợ của Quỹ Force (Hà Lan), đơn vị đã xây dựng được 02 Studio và một số máy thu âm di động. Hàng năm đơn vị vận động được hàng trăm tình nguyện viên đến thu âm giúp sản xuất sách nói kỹ thuật số được khoảng 138 nhan đề/7.573 trang/742 CDS.

Sản xuất sách hình minh họa nổi: Đơn vị đã vận động các mạnh thường quân tài trợ đã tổ chức được 01 cuộc thi, sản xuất được 69 nhan đề / 207 cuốn.

Sản xuất sách chữ Braille: Vận động các tổ Công đoàn đăng ký đánh máy tài liệu và dùng máy chuyển dạng sang chữ Braille. Mỗi năm sản xuất trung bình được 10 nhan đề.

d. Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn cho 64 Thư viện tỉnh thành về kỹ năng phục vụ trẻ em khiếm thị tại các khu vực Cần Thơ, Huế, Hà Nội, Lâm Đồng, Yên Bái.

4. Tổ chức các sân chơi cho trẻ em:

a. Hội thi “Nét Vẽ Xanh” toàn thành, mỗi năm tổ chức 01 lần, với các thể loại vẽ tranh trên máy tính, vẽ tranh trên đất sét, vẽ tranh tập thể, vẽ tranh trên bình gốm sứ các loại, vẽ tranh trên mẫu áo dài… Mỗi năm thu hut hơn 300.000lượt em tham gia. Kinh phí vận động các nhà tài trợ, mạnh thường quân, công ty, xí nghiệp và các cơ quan bạn đóng góp.

b. Thi Đố em: Phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và Bảo tàng Tôn Đức Thắng tổ chức hàng năm vào dịp hè với các chủ đề khác nhau, đã thu hút trẻ em 21 quận huyện tham gia.

c. Thi Kể chuyện: Được tổ chức hàng năm vào dịp hè, đã thu hút đông đảo trẻ em tham gia.

5. Luân chuyển sách đến các huyện ngoại thành, trường học đạt chuẩn bình quân mỗi năm hơn 120.000 lượt tài liệu. Qua các loại hình hoạt động như đã nêu trên, bình quân mỗi năm đơn vị đã phục vụ hơn 403.031lượt trẻ em trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.

 

Thùy Phúc
Tags:
Tin mới hơn
Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 6243273