Văn hóa

CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 327 NĂM HÌNH THÀNH SÀI GÒN - CHỢ LỚN - GIA ĐỊNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1698-2025) KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY THÀNH PHỐ SÀI GÒN – GIA ĐỊNH CHÍNH THỨC VINH DỰ MANG TÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (02/7/1976 – 02/7/2025) VÀ CHÀO MỪNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỚI

03/07/2025 03:10

Tối 30/6/2025, Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày Lễ lớn Thành phố tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề " Thành phố Hồ Chí Minh – Rạng rỡ Kỷ nguyên mới” tại đường đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1).

Đến dự có đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng chí Nguyễn Thành Trung, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Trần Thế Thuận, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Thiếu tướng Nguyễn Trần Long, Phó Chính ủy Quân đoàn 34; đồng chí Phạm Quý Trọng, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phía Nam…đại diện lãnh đạo các

Chương trình gồm 3 chương: Rạng rỡ phương Nam, Vùng đất anh hùng, Thành phố Bác tiến vào kỷ nguyên mới.

Tiết mục mở màn chương trình nghệ thuât “Thành phố Hồ Chí Minh nơi những dòng sông hội ngộ"

Năm 1698, khi thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược phương Nam, lấy đất Đông Phố đặt phủ Gia Định chia vạch ranh giới; lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Từ đó, Sài Gòn – Gia Định chính thức xuất hiện trên bản đồ Đại Việt, hòa vào lòng dân tộc như một phần máu thịt chẳng thể tách rời.

Đầu thế kỷ XX, giữa những biến động dữ dội thời loạn lạc, Sài Gòn đã chứng kiến bước chân khát vọng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5-6-1911 từ bến cảng Nhà Rồng, Người mang theo bên mình khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Chính từ đây, ánh sáng chân lý đã soi rọi, dẫn lối cho phong trào cách mạng miền Nam và cả nước đứng lên, hun đúc ý chí sắt son, kết thành dòng thác quật khởi.

Ba vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương ngày nay, đã cùng bước trong hành trình mở cõi của cha ông. Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất có dòng sông Đồng Nai chảy ra biển, nơi khởi nguồn cho công cuộc khai hoang, lập ấp của người Việt. Bình Dương là vùng đất mộc mạc, kiên cường, với những vườn cây tái sum suê và những làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng cả nước. Sài Gòn – Thành phồ Hồ Chí Minh là trung tâm tiếp biển, hội tụ tinh hoa văn hóa Việt – Hoa – tây phương, nhưng vẫn mang đậm sắc trưng của vùng đất phương Nam nhân ái, nghĩa tình.

Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh là ba địa phương, ba vùng đất kiên cường đã nối tiếp nhau trong hành trình gian khó của chiến tranh. Sau ngày hòa bình, thống nhất, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự cần cù và nội lực hồi sinh đã thúc giục cùng chung khát vọng dựng xây một tương lai hưng thịnh.

Năm 2025 đánh dấu sự thay đổi mang tính chiến luọc trên Thành phố mang tên Bác, khi hợp nhất ba địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương đồng hành bước vào kỷ nguyên mới với niềm vinh dự của một thành phố mang tên Bác. Một Thành phố Hồ Chí Minh mới đang hình thành, đầy sức sáng tạo, đổi mới, mạnh dạn đột phá, song vẫn tôn trọng sự khác biệt, đắp bồi thêm chiều sâu văn hóa, mở rộng trục phát triển, nâng tầm đô thị trong trong một bản giao hưởng chung.

Tiết mục “ Lưu dấu vàng son” của nhóm nghệ sĩ hát bội

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các Nghệ sĩ nhân dân Trọng Phúc, Tạ Minh Tâm, Hữu Quốc; các Nghệ sĩ ưu tú Lê Hồng Thắm, Ngọc Đợi, Lê Trung Thảo, Thy Trang, Tâm Tâm, Phạm Thế Vĩ, Khánh Ngọc… cùng các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh./.

Đỗ Thị Vân - Văn phòng
Tags:
Tin mới hơn
Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 13248766