Hoạt động của Sở

Tiến độ triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

20/03/2013 02:28

Cho đến ngày 18 tháng 3 năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch  về cơ bản đã hoàn tất việc lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao dộng về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thông qua việc tổ chức Hội nghị đóng góp trực tiếp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như :Tổ chức góp ý trực tiếp tại từng đơn vị từ ngày 01/3 đến ngày 15/3/2013  bao gồm: 13 phòng chức năng, 38 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở,  06  Hội- Đoàn của ngành, 24 phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch quận/huyện, 20 Trung tâm Văn hóa quận/huyện, 20 Trung tâm Thể dục- Thể thao quận/ huyện và 04 Trung tâm Văn hóa- Thể dục Thể thao quận/huyện; Tổ chức Hội nghị góp ý kiến lần 1 vào ngày 06/3/2013 với thành phần tham dự là 13 phòng chức năng và 38 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Tai hội nghị, đã có 14 ý kiến phát biếu của đại diện các đơn vị không chỉ trình báy tóm tắt ý kiến tổng hợp của đơn vị mình mà còn nêu thêm một số ý kiến tâm huyết  nhàm hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Tổ chức Hội nghị góp ý kiến lần 2 vào ngày 14/3/2013 với thành phần tham dự là thành phần của hội nghị lần 1 cùng với phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao 24 quận- huyện và các Hiệp hội, Hội, Liên đoàn của ngành.      

          Bên cạnhhình thức lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp tại hội ngh, Sở VHTTDL mở kênh  đóng góp ý kiến  bằng thư điện tử theo địa chỉ hộp thư (email): svhttdl@tphcm.gov.vn  n  và Chuyên mục Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” tạiTrang thông tin điện tử của Sở VHTTDL: htttp://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn. Sở VHTTDL cũng đã tiến hành lấy ý kiến đóng góp thông qua hình thức phát 1.000 phiếu thăm dò đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành nhằm tạo điều kiện cho mọi người phát huy hết quyền làm chủ, tâm huyết. trí tuệ và giúp cho việc tổng hợp ý kiến của Sở được toàn diện, sâu sát và không bỏ sót một ý kiến đóng góp nào trong toàn ngành.

        Tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Văn hóa Thông tn, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao, Trung tâm Văn hóa- Thể thao 24 quận/ huyện cho thấy cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành rất quan tâm đến việc lấy ý kiến. Ban Chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc của Sở đã nhận được các ý kiến đóng góp vào hầu hết các nội dung, đặc biệt là các điều khoản liên quan  trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch (điều 5,25,39,40,43,44,64) và chính quyền địa phương (chương IX).

 Việc tổ chức lấy ý kiến tại các đơn vị diễn ra nghiêm túc, có sự chuẩn bi chu đáo và được sự tập trung chỉ đạo  từ Đảng Ủy, Ban Giám đốc đến lãnh đạo các phòng , đơn vị sự nghiệp, ngành VHTTDL 24 quận/ huyện,Các ý kiến đóng góp thông qua phát biểu, phiều thăm dò, thư điện tử đều thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi người với đạo luật gốc của đấy nước.  Vai trò của Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký giúp việc thể hiện khá tích cực, thực sự là đầu mối triển khai công việc,bảo đảm khá thông suốt và kết nối thông tin từ cơ quan Sở đến các đơn vị trực thuộc, 24 quận/ huyện, đóng góp quan trọng vào thành công chung của việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Sở VHTTDL.

      Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai và tổng hợp ý kiến của các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (1.816 ý kiến), Phòng Văn hóa và thông tin 24 quận huyện (245 ý kiến); Trung tâm văn hóa 20 quận - huyện và 04 Trung tâm văn hóa – thể thao quận - huyện (1.010 ý kiến); Trung tâm thể dục thể thao 20 quận -huyện (740 ý kiến) và các hội, đoàn thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch (53 ý kiến). Tổng cộng 3.619 ý kiến góp ý

      Đa số cán bộ, viên chức và người lao động thống nhất cao về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.Bản Dự thảo đã có nhiều mặt tích cực, đã phản ảnh và phù hợp với thực tiễn của yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Dự thảo cũng thể hiện được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; có nhiều điểm mới, bao quát hơn, tổng thể hơn, cụ thể hơn, cô đọng, súc tích; đồng thời kế thừa được nội dung của các bản Hiến pháp trước đó cũng như phù hợp với xu thế phát triển mới của đất nước. Dự thảo có nhiều điều, khoản tiến bộ, có nhiều điểm mới, bắt kịp xu thế chung của thời đại. Dự thảo bổ sung và thêm mới nhiều điều và đặc biệt “Lấy người dân làm trung tâm”, quyền làm chủ của nhân dân là nội dung xuyên suốt; bổ sung thêm những phần cụ thể hóa về quyền con người; Những khái niệm mới về sự phát triển bền vững; Bảo vệ môi trường và quyền được sống trong môi trường trong lành; Công nhận và xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Dự thảo cũng kế thừa được các bản Hiến pháp trước đó, đồng thời bổ sung nhiều vấn đề quan trọng, cần thiết, phù hợp với tình hình đất nước hiện nay cũng như xu thế phát triển mới của đất nước. Nhưng vẫn còn thiếu một số nội dung nóng hiện nay như vấn đề kết hôn cùng giới, nên có các điều khoản về Thanh niên, Đoàn thanh niên, nên giữ lại  Điều 41, Điều 42 về thể dục thể thao và du lịch, cần có chế định để phát triển chính quyền đô thị đối với các tỉnh, thành phố lớn để tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.Nên bổ sung thêm các nội dung về vấn đề Người Việt Nam ở nước ngoài. 

 

Minh Trường
Tags:
Tin mới hơn
Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 6196735