Văn hóa

Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

11/03/2024 03:56

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022,

Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo Điều 35, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:

1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.

2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

a) Địa chỉ tin cậy;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Cơ sở trợ giúp xã hội;

d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

So với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, có bổ sung về đối tượng và loại hình cơ sở.

TT

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022

 

 Điều 26. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình

1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Cơ sở bảo trợ xã hội;

c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.

 

Điều 35. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.

2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

a) Địa chỉ tin cậy;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Cơ sở trợ giúp xã hội;

d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong đó, tại Điều 39, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình, quy định:

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình đăng ký về nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Đây là một trong các điểm mới của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hướng dẫn chi tiết việc thi hành và thực hiện về nội dung, phạm vi hoạt động của Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình tại Điều 22 và 23 của Nghị định số 76/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

  1. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký.
  2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
  3. Đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động của Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:
  1.  Nội dung hoạt động:
  •  Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
  •   Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
  •   Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
  •   Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
  1. Đăng ký phạm vi hoạt động
  •   Mẫu số 12: Cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gửi thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động.
  •   Mẫu số 13: Xác nhận đã nhận thông báo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động của cơ quan chức năng.

(Đính kèm Mẫu số 12 và số 13, Nghị định số 76/2023/NĐ-CP: Tải tại đây)./.

Nguyễn Thị Thu Hiền - P.XDNSVHGĐ
Tags:
Tin mới hơn
Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 6204609