Nghệ thuật biểu diễn

Chương trình Giai điệu trẻ Tháng 5: nghệ thuật giao hưởng với Bản giao hưởng “Thế giới mới”

21/04/2013 09:07

CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐIỆU TRẺ THÁNG 5

NGHỆ THUẬT GIAO HƯỞNG VỚI BẢN GIAO HƯỞNG

“THẾ GIỚI MỚI”

Chỉ huy và dẫn giải: NSƯT. Trần Vương Thạch

Dàn nhạc Giao hưởng HBSO

Nội dung:

Biểu diễn và giới thiệu nghệ thuật giao hưởng qua chương 1, Bản giao hưởng “Thế giới mới” của Antonin Dvorak.

20h ngày 29/5/2013 tại Nhà hát Thành Phố, số 7 Công trường Lam Sơn, Q.1, Tp HCM

Liên hệ nhận vé mời miến phí tại:

-         Trung tâm hỗ trợ sinh viên Tp HCM: 33 Nguyễn Thị Minh Khai - Phường Bến Nghé - Quận 1 - Tp.HCM, Đt:  ĐT: 08.38274709

-         Phòng vé Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Tp HCM, số 7, Công Trường Lam Sơn, Q.1, Tp HCM. Đt: 08 3823 7419; Ms. Hương: 0989874517.

Tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ trên hành trình khám phá thế giới bất tận của nghệ thuật đỉnh cao, những giá trị mà nhân loại đã kết tinh bao đời nay, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Tp HCM sẽ giới thiệu một chương trình tìm hiểu về nghệ thuật âm nhạc giao hưởng với sự dẫn giải của NSƯT, nhạc trưởng Trần Vương Thạch.

Những chương trình Giai điệu trẻ trước đây các bạn trẻ đã có dịp làm quen với các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, tính năng, những màu sắc đặc trưng riêng biệt của các nhạc cụ khác nhau, những bộ phận cơ bản của một dàn nhạc giao hưởng. Trong chương trình này khán giả trẻ sẽ được thưởng thức trực tiếp một tác phẩm giao hưởng để có sự cảm nhận về kết cấu, sự chuyển động của những tuyến âm thanh khác nhau, sự kết hợp để tạo lên nghệ thuật có tính học thuật và sức biểu cảm cao nhất trong âm nhạc cho đến thời điểm hiện tại. Chương trình sẽ biểu diễn chương 1 Bản giao hưởng “Thế giới mới” của A. Dvorak, một trong số những nhà soạn nhạc nổi bật nhất của trường phái âm nhạc Lãng mạn thế kỷ 18.

Hy vọng những bước tiếp cận và tìm hiểu nghệ thuật hàn lâm mà các khán giả trẻ đã được tham gia sẽ là hành trang ban đầu để có thể tự tin tiếp tục khám phá những giá trị nghệ thuật đã từ lâu mang tính quốc tế, không của riêng một quốc gia hay dân tộc nào và tự tin hướng tới những chân trời xa hơn ở những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống trong tương lai.

Antonin Leopold Dvorak (1841-1904)

Dvorak là một nhà soạn nhạc lãng mạn người CH Sec. Ông sáng tác ở nhiều thể loại bao gồm: Chín bản Giao hưởng với chất cổ điển đậm nét, một số bản giao hưởng thơ chịu ảnh hưởng của Richard Wagner, rất nhiều các tác phẩm mang chất liệu âm nhạc dân gian CH Sec (nổi tiếng nhất với hai tập "Vũ khúc Slavonic".) Ngoài ra, ông còn sáng tác cả nhạc kịch, các tác phẩm thính phòng, ca khúc, thánh ca và các tác phẩm viết cho đàn piano....

Sinh ở Nelahozeves gần Prague (Cộng hoà Séc) nơi ông sống gần trọn cuộc đời, Dvorak học nhạc ở Trường Organ là trường dạy nhạc duy nhất ở Prague cuối những năm 1850 và trở thành nhạc công đàn violon. Từ năm 1860, ông chơi đàn viola cho Dàn nhạc nhà hát Bohemian - dàn nhạc do Bedrich Smetana thành lập và chỉ huy từ năm 1866. Trong thời gian này, Dvorak bắt đầu được biết đến như một nhạc sĩ có tài năng với nhiều sáng tác được công chúng yêu thích và đánh giá cao. Từ 1892 đến 1895, Dvorak là giám đốc Nhạc viện quốc gia ở thành phố New York. Sau này ông trở lại Prague và làm giám đốc nhạc viện từ năm 1901 đến khi ông mất năm 1904. Cuối cuộc đời, Dvorak sống trong cảnh khó khăn về tài chính. Ông được mai táng tại nghĩa trang Vyšehrad ở Prague.

Giao hưởng số 9 cung Mi thứ Op. 95 có lẽ được người ta biết nhiều hơn với tên gọi: Giao hưởng Thế giới mới. Dvorak viết tác phẩm này năm 1893 khi ông đảm nhiệm chức danh Giám đốc Nhạc Viện Quốc gia Hoa Kỳ từ 1892 đến 1895.

Dvorak đã rất quan tâm đến âm nhạc người Mỹ bản địa và đặc trưng riêng của người Mỹ gốc Phi, mà ông được tiếp khi ông ở Mỹ, ông từng nói: “Tôi tin rằng âm nhạc tương lai của đất nước này sẽ được phát triển dựa trên những gì được gọi là âm điệu của người da đen”.

Nhà soạn nhạc vĩ đại người Mỹ đã khẳng định Giao hưởng Thế giới mới thực sự là sự giao thoa những nền văn hóa khác nhau.

Bản giao hưởng không chỉ nổi tiếng nhất trong số những tác phẩm của Dvorak mà trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của trường phái âm nhạc Lãng mạn.

Neil Armstrong đã mang b ản ghi âm của B ản Giao hưởng Thế giới mới đến mặt trăng trong chuyến bay cùng Apollo 11, hạ cánh lên mặt trăng lần đầu tiên, vào năm 1969.

NSƯT. Trần Vương Thạch, nhạc trưởng

Nghệ sĩ Trần Vương Thạch sinh ngày 5 tháng 7 năm 1961 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Chỉ huy Dàn nhạc và là Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được phong danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú năm 2007.

Bắt đầu học đàn Violon từ năm 10 tuổi, ông đã tốt nghiệp Violon bậc Đại học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 1984 và được giữ lại làm giảng viên môn Violon tại Khoa Giao hưởng Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1986 đến 1990 là thành viên Dàn nhạc Thính phòng Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia phối khí và dàn dựng cho dàn nhạc này.

Cũng thời gian này ông theo học bậc Đại học tại chức môn Chỉ huy dàn nhạc với giáo sư Quang Hải. Từ năm 1990 đến 1996, ông du học tại Nhạc viện Hoàng Gia Thành phố Liège (Bỉ) và Nhạc viện Thành phố Maastricht (Hà Lan) dưới sự hướng dẫn của các Giáo sư: D. Gazon, J. Stulen, G. List, H. Pousseur, F. Rzewski, J.P. Rieu, P. Eotvos…Cùng thời gian này, là Chỉ huy chính của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ “Jean-Noel Hamal” tại Thành phố Liège đã biểu diễn tại Bruxelles, Huy, Malmedy, Maastricht…và cùng với Dàn nhạc đi biểu diễn ở nhiều nước như Đức, Italia, Tây Ban Nha, Scotland, Hà Lan. Ông đã tham gia Concours các Chỉ huy trẻ tại Thành phố Besancon (Pháp).

Từ 1996 đến nay, ông là Chỉ huy Dàn nhạc tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh, đã biểu diễn nhiều chương trình giao hưởng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, ĐồngTháp, Cần Thơ, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Nha Trang… Năm 2008, ông là Nhạc trưởng khách mời của Dàn nhạc giao hưởng thành phố Nis – Serbia, Dàn nhạc New Prime của Pusan – Hàn Quốc và Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam. Tháng 10 năm 2008, ông chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh tham gia biểu diễn tại Liên hoan các Dàn nhạc Châu Á tại Tokyo – Nhật Bản.

Hiện ông là Giảng viên Thỉnh giảng tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh môn Hòa tấu dàn nhạc và môn Tính năng nhạc cụ. Ông còn tham gia phối khí và dàn dựng cho các Đài Truyền Hình và các hãng băng đĩa như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Thành Audio, Sài Gòn Audio, … và các Đoàn Nghệ thuật Bông Sen, Nhà hát Hòa Bình, Đoàn Trần Hữu Trang, Đoàn Quân khu 7… Ông là nhạc sĩ hòa âm phim “Đất phương Nam” (1997), sáng tác ca khúc “Lá bàng” âm nhạc cho phim truyền hình “Viên ngọc Côn Sơn” (1998), viết nhạc cho 2 vở cải lương quảng trường là “Kim Vân Kiều” (2006) và “Chiếc áo thiên nga” (2007).

Atonin Leopold Dvorak (1841 - 1904) was a Czech composer of Romantic music. He wrote in a variety of forms: his nine symphonies generally stick to classical models but he also worked in the newly developed symphonic poem form and the influence of Richard Wagner is apparent in some works. Many of his works also show the influence of Czech folk music, both in terms of rhythms and melodic shapes; perhaps the best known examples are e two sets of Slavonic Dances. Dvořỏk also wrote operas, chamber music songs; choral music; and piano music.

Born in Nelahozeves near Prague (today the Czech Republic) where he spent most of his life, Dvorak studied music in Prague's only Organ School at the end of the 1850s, and slowly developed himself as an accomplished violinist. Throughout the 1860s he played viola in the Bohemian Provisional Theater Orchestra, which was from 1866 conducted by Bedrich Smetana. At about this time Dvořỏk began to be recognized as a significant composer with numerous successful works. From 1892 to 1895, Dvorak was the director of the National Conservatory in New York City. He eventually returned to Prague where he was director of the conservatory from 1901 until his death in 1904. At the end of his life Dvorak was in serious financial straits. He is interred in the Vyšehrad cemetery in Prague.

The Symphony No. 9 in E minor, Op. 95, popularly known as the New World Symphony, was composed by Antonín Dvořák in 1893 while he was the director of the National Conservatory of Music of America from 1892 to 1895.

Dvorak was interested in Native American music and the African-American spirituals he heard in America. Upon his arrival in America, he stated: “I am convinced that the future music of this country must be founded on what are called Negro melodies”.

Leonard Bernstein averred that the work was truly multinational in its foundations

The work is by far Dvorak’s most popular symphony, and one of the most popular in the romantic repertoire. Neil Armstrong took a recording of the New World Symphony to the Moon during the Apollo 11 mission, the first Moon landing, in 1969

Mer.A. Tran Vuong Thach, conductor

Tran Vuong Thach was born on July 5, 1961 in Ho Chi Minh City. He is currently the principal conductor cum Director of Ho Chi Minh City Ballet Symphony Orchestra and Opera. He gained the state recognition of Meritorious Artist in 2007.

His musical studying started at the age of 10, with the violin. He graduated from Ho Chi Minh City Conservatory in 1984 and started his teaching career at the Department of Symphonic Instruments. From 1986 to 1990 he played in the Conservatory Chamber Orchestra. He also orchestrated for and rehearsed this orchestra.

During this period, he studied Conducting with Prof. Quang Hai. From 1990 to 1996 he studied at the Royal Conservatory of Liège (Belgium) and the Conservatory of Maastricht (The Netherlands) under the guidance of Prof. D. Gazon, J. Stulen, G. List, H. Pousseur, F. Rzewski, J.P. Rieu, P. Eotvos… In the meanwhile he was the principal conductor of Jean-Noel Hamal Youth Orchestra in Liège, giving concerts in Bruxelles, Huy, Malmedy, Maastricht…and toured with the orchestra to Germany, Italy, Spain, Scotland, and the Netherlands. He took part in a Competition for young conductors in the City of Besancon (France).

From 1996 up to now, he is the principal conductor of the HBSO, giving many concerts in Ha Noi, Ho Chi Minh City, Vung Tau, Dong Thap, Can Tho, An Giang, Ben Tre, Da Nang, Nha Trang… In 2008 he was invited to perform with Nis Symphony Orchestra in Serbia, with New Prime Symphony Orchestra in Pusan, South Korea, and the Vietnam National Symphony Orchestra. In October 2008, he led the HBSO in the Asian Orchestra Week in Tokoy – Japan.

At present Tran Vuong Thach teaches Ensembles and Instrumentation at the HCMC Conservatory. He also orchestrates for the televisions and the recording labels, including HTV, VTV, Ben Thanh Audio, Sai Gon Audio … and programmes for Bong Sen Traditional Music and Dance, Hoa Binh Theatre, Tran Huu Trang Traditional Musical Theatre Company, and the Military Arts Troupe… He orchestrated the original soundtrack of movies such as “Southern land” (1997), composed the theme song for TV drama “Gem of Con Son” (1998) and compose music for two works of traditional musical theatre “Kim Van Kieu (2006) and “The Swan Cape” (2007).


Tags:
Tin mới hơn
Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 6192160