Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 301597
THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ TU BỔ DI TÍCH DO HẾT HẠN SỬ DỤNG HOẶC BỊ HỎNG
  • Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa và Thể thao, số 164 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ có ghi rõ thời gian tiếp nhận và thời gian hẹn trả kết quả trao cho người nộp;

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

  • Bước 3: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Tổ chức căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa và Thể thao, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao.

-     Thành phần hồ sơ:

+          Đơn đề nghị (theo mẫu);

+          Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp;

-     Số lượng hồ sơ: (01) bộ.

Năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sở Văn hóa và Thể thao

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích hoặc văn bản từ chối nêu rõ lý do.

-          Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (hoặc Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích). (Theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP);

-          Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. (Theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP);

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận hành nghề) được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định đối với từng trường hợp cụ thể sau:

-          Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:

+          Được thành lập theo quy định của pháp luật;

+          Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

+          Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

-          Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:

+          Được thành lập theo quy định của pháp luật;

+          Có đủ điều kiện hành nghề thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

+          Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

-          Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích:

+          Được thành lập theo quy định của pháp luật;

+          Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;

+          Có ít nhất 03 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

-          Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích:

+          Được thành lập theo quy định của pháp luật;

+          Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;

+          Có ít nhất 02 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

+          Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.

+          Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

+          Nghị định 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.