Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 303191
THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TU BỔ DI TÍCH
  • Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa và Thể thao, số 164 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp biên nhận cho người nộp (trường hợp nộp trực tiếp).

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

  • Bước 3: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa và Thể thao, từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).

          Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn năm (05) năm.

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị (theo mẫu);
  • Bản sao Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, hành nghề thiết kế xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 61/2016/NĐ-CP; cụ thể là:

- Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;

- Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;

- Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;

- Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;

  • Bản sao chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích;
  • 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong năm đề nghị cấp.

Số lượng hồ sơ: (01) bộ.

Năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sở Văn hóa và Thể thao. 

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích hoặc văn bản từ chối nêu rõ lý do.

-          Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP);

-          Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP);

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân khi đáp ứng các điều kiện đối với từng trường hợp cụ thể sau:

-           Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:

+          Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;

+          Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

-          Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:

+          Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;

+          Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

-          Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích:

+          Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;

+          Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

-          Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích:

+          Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;

+          Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

  • Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
  •  Nghị định 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.